TÚI BÁNH MÌ

KẸP CẢ THẾ GIỚI

  • Kích thước chuẩn:10x24x4cm
  • Chất liệu giấy:Kraft thực phẩm
  • Số màu in:2 màu đẹp mặt
  • Đóng gói:600 túi/thùng
  • Giá bán sỉ:đang rất tốt

TÚI GÀ RÁN

BUÔN MAY BÁN ĐẮT

  • Kích thước chuẩn:13x16x4cm
  • Chất liệu giấy:Kraft thực phẩm
  • Số màu in:2 màu đẹp mặt
  • Đóng gói:600 túi/thùng
  • Giá bán sỉ:đang rất tốt

Bánh mì Việt Nam kẹp cả thế giới

Chẳng biết bánh mì nhập tịch Việt Nam từ bao giờ, thôi thì lấy cái mốc 1859, khi quân đội Pháp chiếm thành Gia Định (tên gọi của Sài Gòn xưa) làm miếng trầu khởi đầu câu chuyện xúc tích về bánh mì Sài Gòn.

Đến năm 1954, sau khi rời Việt Nam, ngoài những công trình kiến trúc và lát cắt văn hóa rất Tây, người Pháp còn để lại cho chúng ta một “di sản ẩm thực” sau này được bình chọn là một trong những món ăn đường phố hấp dẫn nhất thế giới. Đó chính là bánh mì. Để vươn tới đỉnh cao quyền lực đó, bánh mì đã trải qua nhiều biến động, nhưng vẫn hiên ngang tồn tại, và bén rễ vững vàng cho đến tận ngày nay.

Có một thời chưa xa, đường phố Sài Gòn đi đâu cũng nghe tiếng rao “Bánh mì Sài Gòn, đặc ruột thơm ngon. Hai ngàn một ổ”. Thanh âm thân thuộc đó, rất tự nhiên, đã trở thành một nét văn hóa đường phố Sài Gòn. Trong ký ức nóng giòn của thế hệ 7x, chẳng ai không nhớ hình ảnh bánh mì chan. Cái thời gạo châu củi quế, bọn trẻ con thừa tiền mới ăn bánh mì thịt, đứa ít tiền thường mua bánh mì chan. Trong ổ bánh mì chan chỉ vỏn vẹn dưa leo, củ cải trắng xắt sợi, hành ngò, nước tương, nước chan. Chấm hết. Chỉ bấy nhiêu mà chan chứa cả vùng trời ký ức tuổi thơ. Để bây giờ nhớ lại, nhiều người thế hệ đó vẫn chưa chán bánh mì.

Bánh mì theo chân dân công sở chỉn chu vào tận các tòa nhà cao tầng, theo sinh viên vào giảng đường, theo bác xích lô, theo cô công nhân, theo người bình dân đến tầng lớp trí thức. Tận đẩu tận đâu, chúng ta đều thấy bánh mì lúc kẹp thịt, lúc kẹp cá, lúc kẹp phá lấu, lúc kẹp trứng… Khi cao hứng, người ta còn kẹp xúc xích Đức vào bánh mì Việt. Một sự kết duyên “tưởng không hợp, mà hợp không tưởng”. Bánh mì ban đầu được người Pháp sinh ra để chấm bơ, chấm phô mai, chấm mứt, chấm sữa, không phải để kẹp. Qua bàn tay nhào nặn khéo léo của người Việt, bánh mì trở nên muôn hình vạn trạng, dường như kẹp cả thế giới gia vị, rau củ, màu sắc vào khoảng trống được túm bởi hai đầu.

Ở hai đầu đất nước (và ở khoảng giữa nữa) những mẻ bánh mì giòn thơm, mềm xốp vẫn thay phiên nhau ngày đêm ra lò. Nhưng chỉ ở Sài Gòn, bánh mì mới được phong ông hoàng ẩm thực đường phố. Cũng chừng ấy nguyên liệu, người bán thêm vào các công thức chế biến khác biệt để tạo ra mùi vị lẫn giá bán khác nhau, từ 15.000đ đến 40.000đ một ổ bánh mì thịt. Những cái tên đình đám trong phân khúc bánh mì sang xịn Sài Gòn như Huỳnh Hoa, Hòa Mã, Như Lan, Sáu Minh, Ba Lẹ, Chim Chạy… đã góp phần đưa hai từ “bánh mì” trở thành khẩu ngữ, truyền cảm hứng cho triệu triệu tâm hồn ăn uống trên khắp thế giới.

Trải qua hơn 150 năm giao thoa ẩm thực và không ngừng biến hóa, bánh mì đã chạm vào tim, ghim vào óc người Sài Gòn lúc nào chẳng biết. Điều này giải thích cho lý do vì sao khi cần món gì đó cơ động, dễ tìm, vừa gặm vừa nhai, vừa cắt làm hai cũng được, bánh mì luôn đứng đầu bảng trong tâm thức người Sài Gòn.